AirAsia - hãng hàng không khởi nghiệp từ một ringgit


Trước khi máy bay mang mã hiệu QZ8501 mất tích sáng 28/12, AirAsia chưa từng gặp sự cố lớn nào trong lịch sử 13 năm hoạt động.
 
Là hãng giá rẻ lớn nhất Malaysia, và cũng là đại gia của châu Á, AirAsia được xem là một trong những câu chuyện thành công nhất của ngành hàng không thế giới. Được mua lại và tái cơ cấu từ năm 2001, AirAsia đã tạo nên mạng bay năng động bậc nhất khu vực với 100 điểm đến thuộc 22 quốc gia.
Các công ty con của hãng gồm Thai AirAsia, Indonesia AirAsia, Philippines AirAsia, AirAsia Zest và AirAsia India đặt tại các quốc gia châu Á lân cận. Ngoài ra, hãng mới mở thêm AirAsia X tập trung vào các chuyến bay dài.
Người làm nên thành công của AirAsia là doanh nhân Malaysia tên Tony Fernandes. Người cho ông những lời khuyên và nguồn cảm hứng về ngành hàng không, không ai khác là đại gia hàng không giá rẻ của châu Âu - Richard Branson.
Năm 2001, Tony Fernandes mua lại hãng hàng không do một công ty Nhà nước của Malaysia sáng lập. Số tiền tượng trưng Fernandes bỏ ra để mua AirAsia là một rCòn Indonesia AirAsia là công ty liên doanh của hãng tại Indonesia. Cho đến năm 2010, Indonesia AirAsia cũng như mọi hãng hàng không Indonesia khác bị cấm bay đến không phận châu Âu do không đạt đủ tiêu chuẩn an toàn của EU. Tuy nhiên lệnh cấm trên được dỡ bỏ vào tháng 7/2010. AirAsia nắm 49% tại Indonesia AirAsia do luật nước này không cho phép cổ đông nước ngoài nắm cổ phần đa số tại các doanh nghiệp hàng không dân dụng nội địa.
Trong lịch sử hoạt động của mình, AirAsia chưa bao giờ gặp phải sự cố hàng không lớn nào cho đến khi một chiếc máy bay của hãng mất tích sáng nay. Còn với các hãng hàng không Indonesia, đây không phải tai nạn đầu tiên. Năm 2007, một chiếc máy bay của hãng hàng không quốc gia Garuda gặp tai nạn khi hạ cánh làm 21 người thiệt mạng. 10 năm trước đó, cũng một chiếc máy bay của hãng hàng không này gặp tai nạn khiến 234 người thiệt mạng. Trong 3 năm từ 2007 đến 2010, máy bay của Indonesia không được cấp phép bay đến châu Âu vì không đủ an toàn.inggit (tiền Malaysia, tương đương khoảng 0,26 USD thời điểm đó), đổi lấy đống nợ 11 triệu USD cùng hai chiếc Boeing 737. Chỉ một năm sau, doanh nhân này đã giúp AirAsia có lãi và bắt đầu kế hoạch lấn sân ra toàn châu Á. Hiện nay, AirAsia sở hữu 170 chiếc máy bay, đang đặt hàng thêm 322 chiếc. Năm 2007, tờ The New York Times miêu tả AirAsia là người tiên phong của hàng không giá rẻ châu Á.
Thanh Bình - VNE


Share on Google Plus

About Trần Lệ Thu

Trang thông tin chia sẻ kiến thức về kinh doanh, khởi nghiệp, nhân sự...
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét